content top

Trung Quốc phản đối bàn về biển Đông ở EAS

Trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc luôn muốn “đàm phán song phương”, phản đối đàm phán đa phương và sự can thiệp của bên ngoài.

Ngày 16/11, phản hồi sự chỉ trích của Bắc Kinh, Mỹ cho biết, Tổng thống Barack Obamaquyền đưa ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan đến biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào cuối tuần này (19/11).

Mỹ: EAS thích hợp để bàn về an ninh biển

Khi tháp tùng Tổng thống Obama, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes cho biết: “Chúng tôi cho rằng, thảo luận vấn đề an ninh trên biển ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là thích hợp”. Ông nói: “Khi nói về vấn đề an ninh trên biển, vấn đề biển Đông chắc chắn sẽ được quan tâm”.

Trung Quốc luôn phản đối đàm phán đa phương trong vấn đề biển Đông

Khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức tại Bali, Indonesia vào cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Obama sẽ đặt Washington vào vị trí đối đầu với Trung Quốc, từ đó giúp các đồng minh của họ tin rằng, Mỹ sẽ vẫn can dự vào các vấn đề của khu vực này.

Nhưng, cũng trong ngày 16/11, Bắc Kinh nhấn mạnh, vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông cần do các nướcliên quan xử lý.

Trên chuyên cơ bay tới Australia của Obama, Ben Rhodes thừa nhận rằng, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hoàn toàn không phải là nơi đưa ra phán quyết cho vấn đềliên quan.

Rhodes nói: “Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hoàn toàn không phải là nơi giải quyết vấn đề riêng biệt, nhưng những người tham gia hội nghịthể bàn thảo về phương pháp xử lý vấn đềliên quan. Vấn đề biển Đông sẽ được thảo luận trong phần an ninh trên biển. Trọng điểm quan tâm của chúng tôi là phương phápthể đảm bảo cho các nước tự do buôn bán trên vùng biển này”.

Một số nước liên quan đến tranh chấp biển Đông dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề biển Đông tại Hội nghị thường niên của ASEAN được tổ chức tại Bali ngày 17/11.

AFPđược một bản sao tài liệu của chính phủ Philippines cho biết, Tổng thống Philippines Aquino dự kiến ​​sẽ đề nghị các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Trung Quốc, “tiến hành thảo luận về chủ trương lãnh thổ của các nước, xác định khu vực tranh chấp và không tranh chấp, xây dựng một khu vực triển khai hợp tác chung”.

Philippinese tìm con đường đa phương cho vấn đề biển Đông

Khi được hỏi liệu Washingtonủng hộ đề nghị của Aquino, Rhodes nói: “Chúng tôi ủng hộ tất cả các nước bày tỏ sự quan tâm của mình tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á”.

Hãng Reuters cho biết, ngày 16/11 tại Manila, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các bên chủ trương lãnh thổ ở biển Đông không dựa vào đe dọa để thúc đẩy hoạt động của họ tại vùng biển này.

Bà rằng, là một “ngòi nổ” của châu Á, tranh chấp tuyến đường biển này cần được giải quyết thông qua “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”.

“Điều này sẽ giúp cho các nước Đông Nam Á dám đối đầu với Trung Quốc hơn”.

Hillary Clinton cho biết, Mỹ hy vọng tại diễn đàn khu vực lần này tổ chức tại Bali vào cuối tuần, các bên sẽ thảo luận thẳng thắn về tranh chấp biển.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nước khác sẽ tham dự hội nghị lần này. Bà Hillary nói: “Mỹ sẽ không bày tỏ ủng hộ lập trường của bên nào trong bất cứ vấn đề tranh chấp lãnh thổ nào, bởi vì bất cứ nước nào đềuquyền bày tỏ chủ trương chủ quyền của mình”.

Nhật Bản cũng tích cực can dự vấn đề an ninh khu vực biển Đông

Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn sự “tấn công” của Mỹ

Tờ “Wall Street Journal” Mỹ cho biết, Trung Quốc rõ ràng cho biết, họ không muốn thảo luận vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức ở đảo Bali, Indonesia vào cuối tuần này.

Bắc Kinh đang cố gắng ngăn chặn bất cứ ý đồ nào của Mỹ muốn tham gia sâu hơn vào vấn đề này, đặc biệt là trong thời điểm Washington đang cố gắng tạo dựng lại vai trò ảnh hưởng của họ tại châu Á. Trung Quốc hy vọng cùng các nước láng giềng đàm phán “song phương” (một chọi một) về vấn đề này.

Đồng thời, Philippinese nhiều lần kêu gọi các nướcliên quan tổ chức một hội nghị, thông qua xác định rõ khu vựctranh chấp và không tranh chấp để thảo luận vấn đề xây dựng một “khu vực hòa bình”. Nhưng lời kêu gọi này đã bị Bắc Kinh từ chối.

Những điều này rõ ràng lộ rõ quan hệ căng thẳng trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh lãnh đạo các nước ASEAN và 8 nước khác tổ chức hội nghị.

Theo các quan chức ngoại giao và chuyên gia vấn đề khu vực, vấn đề an ninh biển dự kiến sẽ trở thành vấn đề chính của Hội nghị thượng đỉnh Bali, Mỹ, đồng minh và đối tác của họ sẽ cố gắng tiến hành đáp trả đối với chính sách ngoại giao và tình hình quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là xu thế ngày càng ngang ngược của nước này trong vấn đề lãnh thổ.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc

Nhưng các quan chức ngoại giao cũng cho biết, quan hệ giữa các thành viên khác của ASEAN và Trung Quốc tốt hơn, họthể không sẵn sàng ủng hộ đề nghị của Philippinese. Bắc Kinh cũng không muốn đưa ra vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nơiphạm vi rộng hơn, bởi vì Trung Quốc luôn phản đối các nước khôngchủ trương lãnh thổ, đặc biệt là Mỹ can thiệp vào vấn đề này.

Mỹ hoàn toàn không cho biết rõ là họ muốn vấn đề biển Đông trở thành vấn đề chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Nhưng các quan chức ngoại giao và các chuyên gia khu vực cho rằng, Washington luôn khuyến khích đồng minh, đối tác và các nước khác của khu vực này phát huy vai trò lớn hơn, ngăn chặn chính sách ngoại giao ngày càng quả quyết của Trung Quốc, bảo vệ quyền tự do đi lại ở biển Đông.

Tờ “Daily News” của Nhật Bản ngày 16/11 cũngbài viết cho rằng, từ ngày 17/11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ tham dự một loạt các hội nghị của ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Mỹ đang tăng cường thế tấn công đối với Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, còn Trung Quốc chuẩn bị cho bên ngoài thấy rằng quan hệ của họ với ASEAN đang được tăng cường, nhằm đáp trả Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc đang kiềm chế các động tháiliên quan của Mỹ muốn đưa ra vấn đề biển Đông ở góc độ “tự do hàng hải” tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Tàu khu trục 054A của Hạm đội Nam Hải - Trung Quốc

Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Honolulu, về cơ bản Mỹ hoàn thành khung “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), gây quan ngại cho Trung Quốc.

Ngoài thương mại, một điểm bất đồng khác giữa Mỹ-Trung là tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Mỹý định thảo luận vấn đề biển Đông tại EAS. Trong khi đó, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cảnh báo Mỹ rằng, EAS không liên quan đến vấn đề biển Đông. Trung Quốc cùng các nướcliên quantrí tuệ,khả năng xử lý thỏa đáng. Các thế lực bên ngoài can thiệp sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp.

Philippinese

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức tại Bali ngày 15/11, chính phủ Philippinese cho biết, họ muốn mời Liên Hợp Quốc đứng ra giải quyết tranh chấp vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Bộ Ngoại giao Philippinese tiết lộ, sau khi kết thúc các hội nghịliên quan của ASEAN cuối tuần này, Philippinesethể đưa ra quyết định cuối cùng. Động thái này không nhữngthể gây ra sự phản đối của Trung Quốc – nước luôn muốn thông qua đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp, hơn nữathể gây không hài lòng cho một số thành viên ASEAN muốn giải quyết vấn đề trong khuôn khổ ASEAN.

Philippinese mua lại của Mỹ tàu chiến BRP Gregorio del Pilar để tuần tra trên biển Đông

Đối với Philippinese, Liên Hợp Quốc là “một át chủ bài cuối cùng”. Năm 2009, một báo cáo của Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc nói rằng, một phần vùng biển của biển Đông thuộc lãnh hải nước này. Philippinese cho rằng, đây là “lõi” của vấn đề biển Đông.

Chính phủ Philippinese chủ trương, cùng với việc xây dựng “quy tắc hành động”tính ràng buộc pháp lý, yêu cầu Liên Hợp Quốc căn cứ vào “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển” (đã quy định trình tự giải quyết tranh chấp lãnh hải) để giải quyết vấn đề biển Đông.

Động thái này của Philippinese chắc chắn gây ra sự phản đối của Trung Quốc và một số nước. Các nhân sĩ ngoại giao ASEAN cho rằng: “Nguyên tắc cơ bản của ASEAN là các nước thành viên hợp tác giải quyết vấn đề. “Hiến chương ASEAN” đã quy định nguyên tắc cơ bản mà các nước đồng thuận, động thái của Philippinese mâu thuẫn với nguyên tắc này”.

Tờ “Thời báo Eo biển” Singapore ngày 16/11 cũngbài viết cho rằng, ngày 15/11 các nước châu Á không sẵn sàng xây dựng mặt trận chung chống Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông.

Philippinese đề nghị xây dựng “Khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác” (ZoPFFC) tại khu vực này. Nhưng, ngày 16/11, họ chỉ trích một số thành viên ASEAN do những tính toán chính trị và kinh tế cá nhân đã cản trở lập trường chung trong vấn đề này.

Ngày 16/11, tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Philippinese del Rosario cho biết: “Chúng tôimột ấn tượng là, những tính toán chính trị và kinh tế đã cản trở việc thảo luận ZoPFFC đạt được kết quảthể chấp nhận”.

Trung Quốc luôn phản đối các nước tự khai thác dầu mỏ hoặc hợp tác khai thác dầu mỏ với nước ngoài ở biển Đông

Hãng Reuters cũng đưa tin cho rằng, Philippinese nói ASEAN cần đoàn kết. Bên ngoài luôn lo ngại, Trung Quốc đang lợi dụng vai trò ảnh hưởng đối với một số nước để ngăn chặn 10 nước ASEAN thúc đẩy đàm phán đa phương về vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc phản đối đàm phán đa phương về vấn đề này.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines del Rosario cho rằng: “ASEAN hiện đang đứng ở một ngã tư quan trọng, cần phát huy vai trò tích cực vàý nghĩa đối với giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông”.

Ông còn cho biết, Philippinese hy vọng ASEAN, trong bối cảnh không ảnh hưởng quan hệ song phương hoặc đa phương, hỗ trợ giải quyết các vấn đề nhạy cảm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

content top