Hội thảo này được diễn ra để tạo diễn đàn thảo luận đề xuất của Philippines về một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C), nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Cuộc gặp gỡ này còn được dựa trên quyết định của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 tại Bali, Indonesia, hồi tháng 7 năm nay. Các chuyên gia luật hàng hải đến từ 10 nước thành viên ASEAN sẽ gặp nhau tại khách sạn Sofitel Philippine Plaza, thuộc thành phố Pasay, nằm trong vùng thủ đô Manila của Philippines. Họ sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu đề xuất kể trên của Philippines. "Cuộc hội thảo được tổ chức nhằm tìm kiếm việc thiết lập hiểu biết chung giữa các thành viên ASEAN về đề xuất ZoPFF/C", báo Sun Star của Philippines trích thông báo của Bộ Ngoại giao nước này. Kết quả của hội thảo sẽ được báo cáo lên Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN (SOM), để từ đây các kiến nghị sẽ được trình lên cho các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN xem xét trước Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 diễn ra tại Bali, Indonesia, vào tháng 11/2011. Theo đề xuất về ZoPFF/C của Philippines, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng các khu vực có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa phải được tách khỏi các khu vực không có tranh chấp phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Trong khuôn khổ đó, các khu vực có tranh chấp sẽ được chuyển thành một vùng hợp tác chung, trong khi những khu vực không có tranh chấp sẽ chỉ thuộc quyền tài phán của một nước cụ thể. Quần đảo Trường Sa là một nhóm các đảo nhỏ, đảo đá ngầm và đảo san hô, vốn được cho là giàu trữ lượng giàu mỏ và khoáng sản. Trả lời phỏng vấn của VnExpress bên lề hội thảo "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới" diễn ra tại Hà Nội hôm 21/9, giáo sư Renato Cruz De Castro của đại học De La Salle, Philippines, cho rằng Philippines và Việt Nam cũng như các quốc gia có liên quan trong vấn đề Biển Đông cần hợp tác với nhau để giải quyết, thay vì đối đầu. Việc các hội thảo được tổ chức giữa các nước ngày một nhiều sẽ giúp sự chia sẻ về vấn đề Biển Đông có hiệu quả và sâu rộng hơn. Khu vực quần đảo Trường Sa nói riêng và toàn Biển Đông nói chung trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây, sau khi Việt Nam và Philippines cùng cáo buộc Trung Quốc có những hành động cản trở hoạt động của các tàu, thuyền của mình. Trong một phản ứng đáp lại hành động ngày một rõ ràng của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho rằng vấn đề Biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế về biển, và thậm chí gợi ý đưa vụ việc ra trước Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (ITLOS). Ngược lại, Trung Quốc luôn tuyên bố chỉ đàm phán song phương với từng nước liên quan, chứ không đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông. Trong diễn biến mới nhất về tình hình Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố "Trung Quốc cần phải biết điều và cũng cần có một số cách thức để tự giữ thể diện". Phát biểu mạnh mẽ của ông Aquino được đưa ra tại Hội châu Á (Asia Society) ở New York, Mỹ, nơi ông đang có mặt để dự phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuyên bố này cũng được đưa ra không lâu sau khi ông Aquino có chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Phan LêĐèn biển trên đảo Tiên Nữ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Nghiencuubiendong
Philippines tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông
Hội thảo Chuyên gia luật hàng hải ASEAN sắp diễn ra tại Philippines, với chủ đề chính là vấn đề Biển Đông.
Nguồn : vnexpress.net
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Top post
-
"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó", Thứ ...
-
Từng xuất hiện trong các kỳ thế vận hội cổ đại và bị mai một theo năm tháng, gần đây, "hội thi bơi khỏa thân" lại được khôi phục...
-
Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, Hội Nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tu...
-
Lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra áp dụng trên một số vùng biển của Việt Nam là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo ...
-
Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P vào năm 2006 từ Nga. Quan hệ hợp tác Nga - Việt tron...
-
Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấ...
-
<>Cuối tháng 9/2011, tàu pháo TT400TP chính thức được nghiệm thu thành công tại cầu cảng của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà ...
-
Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc la...
-
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chia sẻ những quan ngại về thực tiễn kinh doanh của Trung Quốc ở châu Phi. Bà nói rằng, nền kinh tế lớn t...
-
- Tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á – Shangri-la diễn ra ngày 4/6 tại Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo c...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét